THIẾT KẾ ĐÌNH LÀNG - ĐẠI LAN
Xưa nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng vì vậy mang đậm dấu
Nhìn qua đình làng mà Kiến trúc An Gia thiết kế " Đình làng Đại Lan" dưới đây, ta sẽ thấy ở đó lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước (thần Tản Viên)... ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn... Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam.
MẪU THIẾT KẾ ĐÌNH LÀNG ĐẠI LAN
Theo quan niệm kiến trúc, đình là một kiến trúc công cộng, rộng mở để chờ đón bất cứ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất vǎn hóa hiện thực của đời sống nhân dân.
Mẫu thiết kế Đình làng Đại Lan bởi Kiến trúc An Gia
Mái cong của đình không giống với bất cứ một mái cong nào của vùng Đông Nam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng là "tàu đao lá mái", không do vôi vữa đắp thành. Với lối kiến trúc đình chùa 8 mái uốn cong truyền thống mang nét cổ điển của văn hóa miền Bắc Bộ. Chính giữa mái là hình rồng chầu mặt nguyệt, với hệ ngói vảy rồng bao quanh. Hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” là hiện thân của sức mạnh muôn loài, là đại diện cho sự cát lành, trù phú, phồn vinh. Với tạo hình thân hình uốn lượn tựa như trục hình sin, tổng thể tạo nên 12 khúc là đại diện cho 12 tháng trong năm, đây là sự thay đổi của trời đất theo 1 năm ròng rã, và cũng là đại diện cho sự trù phú của nông nghiệp lúa nước.
Đối với kiến trúc đình chùa truyền thống Việt Nam, mái được thiết kế kiểu “đầu đao lá mái”, phần diềm mái vút cong, mái nhà dốc nghiêng nghiêng. Phần “đầu đao” là phần hoành (đòn tay) có kết cấu dạng hình chữ nhật. Hình ảnh linh thú trên đầu đao thường thấy chính là “Xi Vẫn”, đó là hình ảnh của đuôi cá biển và miệng rồng kết hợp với nhau có ý nghĩa “yểm hỏa tai”
Tiểu cảnh sân vườn , khuôn viên rộng rãi tại đình làng Đại Lan
Tiểu cảnh sân vườn của đình với hàng cây xanh ngắt, có rặng liễu, có hàng cau. Khu vực khuôn viên sân được thiết kế rộng rãi, phục vụ cho dịp dân làng hành hương, cúng lễ tụ họp nơi đây mà không gây ảnh hướng nơi thờ tự bên trong.
Công trình thiết kế đình làng Đại Lan với kết cấu bằng gỗ quý giá, mang đến nét văn hóa truyền thống dân tộc và lưu giữu giá trị văn hóa nghìn đời cho thế hệ con cháu mai sau.
Tổng quan toàn bộ đình làng Đại Lan
Công trình được chia thành nhiều phân khu khác nhau, khu điện thờ chính được thiết kế bậc thập thất cấp, điện thờ phụ được thiết kế thấp hơn với bậc cửu cấp đi lên. Theo quy luật, điện thờ chính sẽ được đặt khu trung tâm và cao nhất, và cứ thế giảm dần theo thứ tự, cấp bậc.
Ngoài ra, cổng đình được thiết kế dưới dạng cổng tam quan tứ trụ dùng 4 cột trụ : ở giữa là hai cột dài với những dòng chữ nôm (nội dung của nó chủ yếu về phong tục, tập quán, đặc trưng, thành tích chung hoặc xu thể phát triển của làng), ngoài cùng là 2 cột ngắn để phân thành lối đi. Trán cổng làm bằng xà cách điệu nối bốn trụ biểu.
Cổng tam quan tứ trụ tại đình làng Đại Lan
Có được mẫu thiết kế như vậy là sự sáng tạo, làm việc không ngừng nghỉ của đội ngũ KS, KTS có trình độ, nhiệt huyết với công việc. Với tâm huyết và sự nhiệt tình, luôn sẵn sàng "sống chết" vì những "đứa con tinh thần", Kiến Trúc An Gia tự tin mang đến những công trình đình làng, chùa, nhà thờ họ đẹp từ kiểu dáng đến chất lượng, sánh ngang với những công trình lớn, đẳng cấp khác.